Theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh xuất nhập cảnh, người nước ngoài đang có thị thực (visa hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú …) tại Việt Nam có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động.
b) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự.
c) Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động.
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế, và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Những trường hợp quy định tại điểm c và điểm d nêu trên nếu có bảo lãnh bằng tiền, tài sản hoặc biện pháp khác để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì được xuất cảnh.
Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, cơ quan thi hành án từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong những trường hợp quy định tại điểm a, b và c nêu trên.
Cơ quan có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh phải ra quyết định giải toả tạm hoãn xuất cảnh khi không còn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh phải được thông báo bằng văn bản cho cơ quan xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an để thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Công an quyết tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người đề nghị tạm hoãn xuất cảnh trái với quy định của Pháp lệnh này, nếu gây thiệt hại về vật chất cho người bị tạm hoãn xuất cảnh thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem tiếp:
1. Dịch vụ cấp thẻ tạm trú, cư trú cho người nước ngoài
2. Dịch vụ xin visa, gia hạn visa thị thực cho người nước ngoài
3. Dịch vụ và thủ tục xin cấp giấy phép lao động, giấy phép làm việc cho người nước ngoài